Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều sự kiện diễn ra đòi hỏi chúng ta phải đưa ra quyết định, dù cho các quyết định đấy có nhỏ bé như ăn gì vào buổi sáng hay to lớn hơn là liệu có nên đầu tư vào bất động sản này hay không. Tất cả để đưa ra lựa chọn cuối cùng diễn ra trong đầu bạn đều được gọi là tư duy. Theo Daniel Kahneman, nhà kinh tế đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002, đã phân tích rằng con người có hai hệ thống tư duy: tư duy nhanh và tư duy chậm. Hai hệ thống xử lý thông tin và suy nghĩ này khi được vận dụng một cách hiệu quả trong học tập và công việc sẽ giúp chúng ta đưa ra được những quyết định một cách sáng suốt.
1. Tư duy nhanh và tư duy chậm là gì?
Tư duy nhanh, còn được gọi là tư duy theo bề mặt, là quá trình nhanh chóng xử lý thông tin dựa trên những kinh nghiệm và thông tin có sẵn. Đây là loại tư duy tự động và không đòi hỏi nhiều sự chú ý. Tư duy nhanh thường dựa trên những quy tắc, định kiến và cách suy nghĩ thông thường đã được hình thành trước đó. Nó giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng trong các tình huống quen thuộc và đơn giản.
Ví dụ khi nhìn thấy hình ảnh một em bé khóc lóc chúng ta có thể đưa ra những phán đoán như là em bé đói sữa hoặc em bé cần thay bỉm. Một bác sĩ có thể chỉ cần nhìn sắc mặt của bệnh nhân là có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu về một căn bệnh nào đấy. Tuy nhiên, tư duy nhanh có thể dẫn đến những sai lầm hoặc suy luận không chính xác nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng. Nó có thể dẫn đến việc bỏ qua thông tin quan trọng hoặc không xem xét các khía cạnh phức tạp của vấn đề. Em bé dù đã được cho ăn hay thay bỉm mới nhưng vẫn khóc hay căn bệnh của bệnh nhân phức tạp hơn chẩn đoán ban đầu.
Hệ thống thứ hai – tư duy chậm còn được gọi là tư duy sâu, là quá trình chậm hơn và tập trung hơn trong việc xử lý thông tin. Nó liên quan đến việc suy nghĩ sâu sắc, phân tích và xem xét các khía cạnh phức tạp của một vấn đề để tìm ra các mối liên hệ và đưa ra giải pháp sáng tạo. Dẫu vậy, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng nhất chính là hệ thống tư duy nhanh bởi tư duy chậm yêu cầu sự chú ý và nỗ lực nhiều hơn đồng thời mất nhiều thời gian hơn.
2. Ứng dụng trong học tập và làm việc
Khi bạn phải tiếp nhận nhiều thông tin trong một thời gian ngắn như đọc sách, nghiên cứu tài liệu hay tham gia các bài giảng, tư duy nhanh giúp bạn nắm bắt những điểm chính và thông tin quan trọng một cách nhanh chóng. Những bài viết hay bản thuyết trình sẽ được tóm gọn rất nhiều và người xem dễ thu nhận khi được tổng hợp bởi những thông tin bao quát nhất. Hãy đặt các câu hỏi “Mấu chốt của cái này là gì?”, “Điều mình cần phải rút ra từ cái này là gì?”, v..v…
Còn khi bạn phải giải quyết những đề tài, liên quan đến khía cạnh của một lĩnh vực cụ thể nào đó, tư duy chậm sẽ rất hữu ích. Nó giúp bạn phân tích các thành phần và mối quan hệ giữa chúng, tìm hiểu các lý thuyết và nguyên tắc cơ bản, và đưa ra những kết luận và giải pháp đáng tin cậy. Sử dụng các công cụ Brainstorming sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình này.
Trong xử lý công việc cũng vậy, tư duy nhanh giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng trong những tình huống khẩn cấp hoặc khi phải đối mặt với áp lực thời gian. Nó cũng hữu ích trong việc xử lý các tác vụ hàng ngày đơn giản và quen thuộc để tiết kiệm thời gian. Còn tư duy chậm có thể được áp dụng trong việc nghiên cứu, phân tích chi tiết và đưa ra các giải pháp sáng tạo bằng cách thường xuyên đặt những câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?”. Nó giúp bạn xem xét các khía cạnh phức tạp của một vấn đề, nắm bắt các xu hướng và cơ hội mới, và tìm ra các giải pháp đột phá.
Tuy nhiên, biết khi nào cần áp dụng tư duy nhanh và tư duy chậm là điều rất quan trọng. Chúng ta đều cần phải trở nên linh hoạt trong nhiều tình huống để có thể đáp ứng được với yêu cầu và mục tiêu mong muốn đạt được. Để biết thêm cách rèn luyện và ứng dụng các hệ thống tư duy này, các bạn có thể xem thêm trong video Youtube sau.
Các bạn cần cô Linh tư vấn hoặc hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ xin visa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với page LINH UK GO GLOBAL hoặc trang cá nhân của cô Linh Nguyen nhé.
Tìm hiểu thêm về các khóa học tiếng Anh liên hệ ngay qua fanpage IELTS LINHUK
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cô Linh có thể ghé kênh Youtube
#LINHUK #LINHUKGOGLOBAL #IELTSLINHUK