Xứ sở Kiwi New Zealand với chất lượng sống lý tưởng, an ninh đảm bảo, bao quanh bởi những cảnh vật thiên nhiên tráng lệ, ngày càng thu hút các sinh viên quốc tế đến học tập, làm việc và định cư. Nếu bạn là một trong số những người quan tâm đến chính sách định cư ở New Zealand, chắc chắn bài viết này là dành cho bạn. 

1. Những quyền lợi khi trở thành công dân New Zealand

Khi trở thành công dân New Zealand, bạn sẽ nhận được những quyền lợi tương đương như những người dân bản địa: được chính phủ bảo đảm an toàn an ninh, cơ hội nghề nghiệp, ưu đãi về cơ sở y tế, nền giáo dục chất lượng cho thế hệ sau,… Bên cạnh đó bạn cũng có quyền: 

  • Tham gia bầu ra Chính phủ New Zealand
  • Ứng cử vào Quốc hội New Zealand
  • Tự do nhập cảnh vào các quốc gia miễn thị thực cho công dân New Zealand với hộ chiếu quyền lực
  • Toàn quyền tiếp cận với các học bổng và chương trình giáo dục dành riêng cho người New Zealand

2. Điều kiện định cư New Zealand của sinh viên quốc tế

Tuy nhiên, với mong muốn định cư tại New Zealand, bạn bắt buộc phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản sau đây:

  • Dưới 55 tuổi
  • Có thời gian học tập và sinh sống tại New Zealand ít nhất 5 năm
  • Có chứng chỉ, bằng cấp đại học và làm việc tại New Zealand
  • Khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh
  • Sức khỏe tốt, không mắc những bệnh truyền nhiễm
  • Lý lịch tốt. Những trường hợp như vi phạm như luật giao thông với 100 điểm phạt trở lên hay đã và đang lãnh án tội phạm ở bất kỳ quốc gia nào sẽ bị từ chối cấp phép định cư
  • Có công việc (bạn xin Working Visa được tài trợ bởi công ty của bạn)

3. Những ngành nghề dễ định cư tại New Zealand 

Những ngành nghề dưới đây được liệt vào nhóm Những nghề thuộc nhóm thiếu hụt nguồn nhân lực cao (Immediate Skill Shortage List) và thiếu hụt nhân sự lâu dài (Long Term Skill Shortage List) được bộ di trú New Zealand công bố sẽ được ưu tiên định cư tại New Zealand

  • Xây dựng và kỹ thuật: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện hay kỹ sư cơ khí
  • Công nghệ thông tin và điện tử: Kỹ sư phần mềm, phát triển website, thiết kế
  • Dịch vụ y tế và xã hội: Nha sĩ, bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng hay kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa
  • Tài chính: Kế toán, kiểm toán
  • Khách sạn và du lịch: quản lý, đầu bếp, chuyên viên kinh doanh

4. Những diện định cư New Zealand

Có nhiều loại visa định cư khác nhau để bạn lựa chọn và làm hồ sơ yêu cầu bộ Di trú New Zealand cấp cho bạn. Thông thường, sau khi bạn tốt nghiệp và được nhận vào một công ty, công ty đó sẽ chịu trách nhiệm đứng ra bảo lãnh cho bạn đi làm từ 1-2 năm, lúc đó hồ sơ xin định cư của bạn sẽ dễ dàng được xét duyệt hơn. 

Về cơ bản, bộ Di trú New Zealand có những chính sách định cư khác nhau cho người ngoại quốc như sau, chi tiết về những chính sách này mình sẽ viết ở bài viết khác:

  1. Định cư theo Chương trình Cao đẳng và Đại học
  2. Định cư theo Chương trình Sau Đại học
  3. Định cư New Zealand theo diện tay nghề cao (Skilled Migrant Category Resident Visa)
  4. Định cư New Zealand theo diện đầu tư
  5. Định cư New Zealand theo diện kinh doanh

5. Chuẩn bị tâm lý

Khi định cư ở bất cứ nơi nào trên thế giới ngoài quê hương của mình, bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập văn hóa và xử lý các thủ tục hành chính. Ở New Zealand cũng vậy, chính phủ New Zealand rất khắt khe trong việc xem xét đồng ý cho người nước ngoài sinh sống và làm việc trên đất nước của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn sang đấy với mục đích học và làm việc thật, ngay cả khi lao động chân tay bạn cũng cần phải có tay nghề cao. Học và làm việc một cách nghiêm túc đòi hỏi bạn sự nỗ lực rất lớn cùng với khả năng chịu đựng áp lực cao, đừng nhanh chóng bỏ cuộc với những ngành nghề cao đòi hỏi kiến thức để làm những công việc đã nhan nhản người apply như làm nails hay phục vụ quán. Đến lúc đó bộ Di trú New Zealand có lẽ sẽ xem xét lại hồ sơ xin định cư của bạn. 

Các bạn cần cô Linh tư vấn hoặc hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ xin visa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với page LINH UK GO GLOBAL hoặc fanpage LINHUK nhé. 

Tìm hiểu thêm về các khóa học tiếng Anh liên hệ ngay qua fanpage IELTS LINHUK

Tìm hiểu thêm về các khóa học tiếng Anh liên hệ ngay qua fanpage  IELTS LINHUK