Nội dung bài viết
Không có một nghề nào là dành riêng cho những người mắc rối loạn lưỡng cực. Việc lựa chọn nghề nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khả năng, sở thích và thế mạnh của từng cá nhân.
Tuy nhiên, có 1 vài tính chất công việc sẽ phù hợp hơn cho người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Hiệp hội những người rối loạn lưỡng cực quốc tế (IBPF) khuyên rằng bạn nên tìm việc trong một môi trường yên tĩnh, nơi công việc ít căng thẳng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các loại công việc phù hợp với người mắc chứng rối loạn lưỡng cực và giúp họ cân bằng công việc và sức khỏe. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra một số ví dụ về những công việc tốt nhất và tệ nhất.
Kiểu công việc nào thì phù hợp với người mắc rối loạn lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng mà 1 người có những thay đổi rõ rệt về hoạt động, tâm trạng và năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Không có một nghề nào phù hợp hoàn toàn cho người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, họ có thể tìm kiếm những đặc điểm nhất định ở một công việc để giúp họ kiểm soát tình trạng bệnh. Những đặc điểm đó bao gồm:
Ít căng thẳng: Rối loạn lưỡng cực gây ra những thay đổi rõ rệt về tâm trạng và năng lượng. Căng thẳng có thể kích hoạt những thay đổi này. Do đó, các bác sĩ khuyên người bệnh nên tránh hoặc giảm thiểu căng thẳng bất cứ khi nào có thể.
Việc làm nghề gì có thể đóng một vai trò quan trọng trong chuyện này. Những công việc ít áp lực, không thay đổi yêu cầu liên tục và không có deadline gấp có thể giúp họ giảm thiểu căng thẳng mỗi ngày.
Môi trường thoải mái: Tương tự như vậy, một nơi làm việc yên tĩnh hoặc yên bình có thể giúp người rối loạn lưỡng cực cảm thấy thư giãn hơn. Tùy vào mỗi người, mà đó sẽ là làm việc ở nơi có phong cách thư thái hay là làm việc trong môi trường yên tĩnh, hoặc là cả hai.
Công việc ban ngày với lịch làm việc linh hoạt: Thiếu ngủ là một yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các cơn lưỡng cực. Do đó, tốt nhất nên tìm những việc có giờ làm việc ban ngày hoặc ca kíp và tránh những công việc có lịch trình ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, vì những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể có “ngày tốt” và “ngày xấu”, một số người có thể muốn ưu tiên những vai trò có giờ làm việc linh hoạt hoặc chọn làm việc bán thời gian.
Sáng tạo: Một nghiên cứu cũ năm 2011 cho thấy có một mối liên hệ giữa sự sáng tạo và rối loạn lưỡng cực. Cơ sở cho mối liên hệ này xuất phát từ các tài liệu tiểu sử của các nhạc sĩ, nhà thơ và nhà văn nổi tiếng mắc chứng bệnh này. Những người này bao gồm nhà soạn nhạc Pyotr Ilyich Tchaikovsky và nhà văn Charles Dickens.
Một số người mắc rối loạn lưỡng cực sẽ không có sự nghiệp thành công trừ khi họ được phép sáng tạo. Điều này có thể đến từ chính công việc họ làm hoặc từ một công việc cho phép họ theo đuổi các dự án sáng tạo ngoài công việc.
Phù hợp với thế mạnh và sở thích cá nhân: Ngay cả khi làm một công việc có những đặc điểm trên, người mắc rối loạn lưỡng cực cũng có thể không hài lòng trừ khi nó phù hợp với thế mạnh và sở thích của họ. Một công việc mà họ cảm thấy thiếu mục đích hoặc không phát huy tối đa kỹ năng của mình cũng có thể gây căng thẳng theo 1 cách khác.
Những nghề nghiệp phù hợp với người mắc chứng rối loạn lưỡng cực
Mỗi người đều là 1 cá thể riêng biệt và có những mong muốn, nhu cầu khác nhau về sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, những người biết mình phù hợp cái gì có thể bắt đầu bằng cách xem xét những công việc có khả năng đáp ứng các tiêu chí trên.
Một số công việc có thể liên quan đến môi trường yên tĩnh, bình lặng:
- Thủ thư
- Quản lý bảo tàng hoặc phòng trưng bày
- Thợ làm vườn
- Giáo viên yoga/thiền
- Chuyên gia xoa bóp trị liệu hoặc nhân viên spa
- Nhà nghiên cứu
- Gia sư
Những công việc liên quan đến sáng tạo:
- Họa sĩ
- Diễn viên lồng tiếng
- Nhạc sĩ
- Nhà văn tự do
- Người làm nail
- Thiết kế web
Những công việc thường có giờ làm việc ban ngày hoặc bán thời gian:
- Kế toán
- Tài xế giao hàng
- Nhân viên hiệu đính
Những nghề nghiệp không phù hợp với người mắc chứng rối loạn lưỡng cực
Một số ví dụ về những công việc có thể không phù hợp với người mắc chứng rối loạn lưỡng cực bao gồm:
Nhân viên phục vụ ăn uống: Những công việc này có thể gây căng thẳng, vì chúng có nhịp độ nhanh và đòi hỏi mức độ tương tác cao với khách hàng. Những người làm trong lĩnh vực này thường phải xử lý khiếu nại và làm việc vào buổi tối.
Nhân viên dịch vụ khẩn cấp: Lính cứu hỏa, cảnh sát và nhân viên y tế cấp cứu có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ tính mạng của con người, điều này có thể gây ra căng thẳng. Những nghề này cũng thường liên quan đến công việc ca kíp và sẵn sàng túc trực 24/7.
Giáo viên: Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy làm giáo viên có mức độ stress cao hơn hầu hết nhữngngười làm các công việc khác. Stress có thể dẫn đến kiệt sức hoặc kiệt quệ về mặt tinh thần. Đối với những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực muốn giảng dạy, tốt hơn hết là nên dạy học trực tuyến hoặc thử dạy một kèm một.
Diễn viên: Tính không ổn định của công việc này có thể gây căng thẳng. Ngoài ra, diễn viên cũng phải làm việc theo giờ giấc thất thường, không cố định.
Nếu cần tư vấn thêm, các bạn hãy inbox page Facebook EEC Vietnam để được nói chuyện với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về tâm lý giáo giục và hướng nghiệp của chúng tôi.
Các bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ xin visa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với page LINH UK GO GLOBAL hoặc fanpage LINHUK nhé.
Tìm hiểu thêm về các khóa học tiếng Anh liên hệ ngay qua fanpage IELTS LINHUK