Nội dung bài viết
Mặc dù thế hệ 7x, 8x là thế hệ đông nhất và có sức mạnh mua hàng lớn nhất, tôi cho rằng thế hệ của tôi, thế hệ millennials, là nhóm tuổi có ảnh hưởng nhất trong thời đại kỹ thuật số. Chúng tôi là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề về thế giới và kinh tế sắp tới, không chỉ vì chúng tôi phải lấp đầy khoảng trống khổng lồ sau khi thế hệ 7x, 8x, mà còn vì bộ kỹ năng và tư duy của chúng tôi sẽ là những thứ giúp thay đổi nền kinh tế một cách lâu dài.
Millennials: Chúng ta rốt cuộc là ai?
Về mặt quy mô dân số, thế hệ Y (sinh năm 1980-1995) và thế hệ Z (sinh năm 1995-2010) cộng lại chính là thế hệ Millennials. Chúng ta sống trong thời đại được gọi là “đa lựa chọn”. Điều này có nghĩa là không giống như các bậc cha mẹ, chúng ta không chỉ có 1-2 công việc trọn đời, mà là đa dạng hơn: vừa làm công việc toàn thời gian, vừa tự do nghề nghiệp, vừa làm bán thời gian, vừa có thời gian ngắt quãng, vừa dành thời gian ở nước ngoài và thay đổi ngành nghề. Chúng ta là thế hệ đầu tiên có thể đổi việc tới tám lần. Đây ít nhất là giả định của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Cá nhân tôi tin rằng sẽ có nhiều thay đổi hơn nữa. Chúng ta không còn sống một cuộc sống theo khuôn mẫu và mong muốn phát triển theo chiều ngang thay vì leo lên nấc thang sự nghiệp theo chiều dọc trong nhiều năm. Nếu cảm thấy cần cải thiện môi trường làm việc ở nơi khác, phát triển bản thân hơn nữa hoặc tạo ra tác động lớn hơn, thì chúng ta sẽ rời đi.
Trong khi chỉ vài năm trước, các CEO của các tập đoàn lớn là hình mẫu cho những tài năng trẻ và thực tập sinh, thì ngày nay, đó là những nhà sáng lập như Mark Zuckerberg hoặc Elon Musk. Và trong khi trước đây, các công ty, công ty tư vấn hoặc ngân hàng đầu tư có thể thu hút sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học ưu tú – ít nhất là trong vài năm đầu tiên của đời sống chuyên nghiệp – thì ngày nay mọi thứ đã rất khác. Giờ đây, những người lao động trẻ tuổi này cảm thấy ý nghĩa, tác động và thành công có nhiều khả năng đạt được thông qua việc tự do nghề nghiệp hoặc khởi nghiệp hơn là làm việc trong các tổ chức lớn và phụ thuộc vào những nhà quản lý không ưa mạo hiểm của họ.
Động lực mới trong thời đại VUCA
Tại sao Millennials lại là những người kiến tạo tương lai? Bởi vì ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại VUCA. VUCA là một thuật ngữ được Trường Cao đẳng Chiến tranh Lục quân Hoa Kỳ đặt ra vào năm 1987, là viết tắt của Volatility (Biến động) – Uncertainty (Không chắc chắn) – Complexity (Phức tạp) – Ambiguity (Mơ hồ). Bốn đặc tính này đang định hình thời đại của chúng ta – một thế giới khó nắm bắt và khó đối phó vì có quá nhiều thay đổi trong khoảng thời gian ngắn – hãy coi số hóa và công nghệ hiện đại là chất xúc tác VUCA. Chúng tạo nên một thế giới mới không thể giải thích bằng các lý thuyết sách giáo cũ kỹ hay bất kỳ kinh nghiệm nào trước đây. Đạt đến thành công trong thời đại này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta đối mặt với nó theo một cách khác.
Chúng ta đã và đang bắt đầu tạo ra 1 tương lai mới: việc sử dụng công nghệ thông minh, đặc biệt là thu thập thông tin, dữ liệu và xử lý chúng theo thời gian thực, sẽ cho phép chúng ta đánh bại bệnh tật, giải mã gen người chỉ trong vài phút với giá của một chiếc bánh hamburger, thúc đẩy mọi người đưa ra quyết định đúng đắn, thay đổi tình hình thời tiết phức tạp, cách mạng hóa nông nghiệp thông qua việc sử dụng robot và thiết kế lại hoàn toàn việc giảm và sản xuất năng lượng.
Tuy nhiên, để thực hiện tất cả những điều đó, các công nghệ này phải được nghiên cứu, phát triển, lập trình và kiểm soát. Và ai sẽ phù hợp hơn để hoàn thành công việc này hơn những người lớn lên trong thời đại VUCA? Những người được định hình bởi thế giới kỹ thuật số, có tư duy kết nối và hợp tác và sức mạnh để giải thích công nghệ đại chúng quan trọng nhất thời đại chúng ta – Internet. Đó là chúng ta – những Người bản địa kỹ thuật số. “Hãy chú ý đến những người 30 tuổi. Họ là thế hệ internet. Họ là những người xây dựng thế giới,” Jack Ma, CEO của Tập đoàn Alibaba đã nói vậy.
Tư duy mới
Facebook, Google, Tiktok và các công ty tương tự khác đều được thành lập bởi thế hệ Millennials hoặc phần lớn nhân viên thuộc thế hệ này. Đáng chú ý là giá trị của những công ty “trẻ” này đã cao hơn nhiều so với nhiều công ty “Kinh tế Cũ”. Chúng ta cần nhiều hơn những mô hình kinh doanh mới này, cách suy nghĩ mới này!
Airbnb là một thành quả tiêu biểu của “tư duy mới” khi bạn so sánh nó với Kinh tế Cũ: một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới là Tập đoàn Hilton với gần một triệu giường. Tập đoàn này đã tồn tại gần một trăm năm và có giá trị khoảng 31,5 tỷ USD. Giá trị vốn hóa của Airbnb, một nền tảng cộng đồng được thành lập vào năm 2008 mà không sở hữu một phòng khách sạn nào của riêng mình, là 35 tỷ USD.
Những người sáng lập Airbnb đã đạt được một điều tuyệt vời: Họ đã lấy nguyên tắc cũ là “ở lại qua đêm ngoài thị trấn”, suy nghĩ lại và cải tiến nó, vượt qua những công ty lâu đời và tồn tại hàng thế kỷ chỉ trong 10 năm.
Trong thời đại mới, kinh nghiệm của bạn chẳng đáng giá bao nhiêu
Khi luật chơi của thế giới thay đổi, chúng ta cần một cách suy nghĩ và hành xử mới. Đừng để giữ lối suy nghĩ và hành động theo cấu trúc phân cấp, thay vào đó hãy xây dựng mạng lưới và sử dụng chúng một cách thông minh để phát triển thành một công ty thông minh và nhanh nhẹn, có thể phản ứng nhanh chóng trước những thách thức của thị trường.
Nếu chỉ đơn giản như vậy thì hay biết mấy. Nhiều tổ chức vẫn đang mắc kẹt trong lối mòn cũ. Để phát triển tổ chức, cần có sự thay đổi văn hóa trên ba cấp độ: công nghệ (chuyển đổi kỹ thuật số), cấu trúc (thiết kế tổ chức và kiến trúc quy trình làm việc) và con người (trao quyền cho nhân viên, văn hóa lãnh đạo, lấy khách hàng làm trung tâm). Chỉ khi những gián đoạn do hệ thống phân cấp bị loại bỏ thì trí tuệ tập thể mới có thể phát triển trong các tổ chức. Thiếu chúng ta, Millennials, thiếu những ý tưởng và tư duy cộng tác, thử nghiệm của chúng ta, sự thay đổi này sẽ không xảy ra.