Đất nước Úc với chất lượng sống tuyệt vời là điểm đến du học và định cư lí tưởng của rất nhiều bạn sinh viên ngoại quốc trong đó có Việt Nam. Nhắc đến định cư ở Úc, bạn sẽ nghe tới một loại giấy tờ là Permanent residency, hay tiếng việt là Thường trú nhân Úc. Có trong tay loại giấy tờ này, bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khi sinh sống lâu dài tại Úc. Vậy làm thế nào để sau khi du học tại các trường ở Úc chúng ta có thể xin được loại giấy tờ này? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!

1. Thường trú nhân (Permanent residency – PR) là gì? 

Khi muốn sinh sống lâu dài tại Úc, bạn có thể xin chính phủ cấp loại Thị thực vĩnh viễn, hay còn gọi là Thường trú nhân tại Úc. 

Với loại thị thực này, bạn sẽ có quyền lợi gần giống với giống với công dân Úc, cụ thể như sau:

  • Có thể ở tại Úc vô thời hạn
  • Được làm việc và học tập ở Úc
  • ghi danh vào chương trình y tế quốc gia của Úc, ví dụ như Medicare
  • Xin vay vốn tại ngân hàng để mua tài sản
  • Bảo lãnh người thân đủ điều kiện để thường trú
  • Xin quốc tịch Úc khi đủ điều kiện
  • Đi lại đến Úc thoải mái
  • Tham gia các lớp học tiếng Anh miễn phí do Chương trình tiếng Anh dành cho người lớn dành cho người di cư.
  • Có thể làm việc ở New Zealand
  • Ứng viên cũng sẽ nhận được đầy đủ điều kiện nhận các phúc lợi và dịch vụ khác của chính phủ

Sau khi giữ PR 1 năm (và đã ở Úc được liên tục 4 năm gần nhất) thì bạn được quyền đăng ký để nhập tịch. Sau khi nhập tịch thì bạn chính thức trở thành công dân Úc và có đủ mọi quyền bình đẳng như mọi công dân khác.

2. Điều kiện để được cư trú

  • Để có thể xin PR, bạn cần đạt đủ số điểm cần thiết trên Thang điểm định cư Úc. Thang điểm định cư Úc này được xây dựng dựa trên nhiều khía cạnh như: độ tuổi, trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc, kinh doanh,… của đương đơn. Theo quy định của Bộ Di trú Úc, những đối tượng thuộc diện phải xét điều kiện điểm di trú đều phải đạt ít nhất 65 điểm.
  • Chính phủ Úc luôn ưu tiên cơ hội định cư cho những người có ngành nghề thuộc khối STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ sư, Toán học). Nếu ngành của bạn thuộc khối này, bạn sẽ được cộng đến 10 điểm trong thang điểm di trú.
  • Bạn sẽ được cộng thêm 5 điểm cơ hội du học định cư Úc nếu học tập ở những nơi được Úc quy định là không phải thành phố lớn. Chẳng hạn là Perth, Gold Coast, Newcastle và Adelaide.
  • Thời gian bạn làm việc tại Úc với visa sau tốt nghiệp càng lâu thì càng được ưu tiên định cư.

3. Trước khi đi Úc du học

Trước khi sang Úc du học, bạn cần xác định kĩ ngành nghề mình muốn theo đuổi dựa trên năng lực học tập, sở thích và kiểm tra xem ngành đó có thuộc danh sách ​​​​​​The Priority Migration Skilled Occupation List – PMSOL hay không, bởi những bạn học ngành nghề trong danh sách này sẽ được chính phủ Úc ưu tiên giữ lại. 

Chú ý: bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ liệu những trường học hay trường nghề có nằm trong các thành phố có chính sách cho sinh viên ngoại quốc ở lại hay không. Đã có trường hợp có những bạn chọn đúng ngành nhưng lại học tại tiểu bang không có chính sách cho phép sinh viên làm việc, định cư Úc, điểm của bạn vì thế mà cũng sẽ giảm.

Ban đầu khi du học, bạn có thể xin visa 500 (Student visa – subclass 500). 

4. Sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, lúc này, visa 500 của bạn sẽ hết hiệu lực và bạn cần phải xin loại visa khác để có thể tiếp tục sinh sống và làm việc trước khi xin PR. Thông thường sẽ có hướng đi sau:

4.1 Visa 485 (Temporary Graduate Visa)

Visa ở lại làm việc tạm thời sau tốt nghiệp (subclass 485) là thị thực việc làm tạm thời dành cho sinh viên quốc tế mới tốt nghiệp, đã hoàn thành khóa học 2 năm trở lên tại Úc. Thời hạn của visa này kéo dài từ 18 tháng đến 4 năm tùy thuộc vào chương trình bạn theo học tại Úc. Có 2 dạng:

  • Graduate Work visa (Visa việc làm tốt nghiệp):

Thị thực này dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp, với các kỹ năng và trình độ phù hợp với ngành học có trong Skilled Occupational List. Sau khi được cấp visa 485 bạn sẽ được ở lại Úc thêm 18 tháng để sinh sống và làm việc hợp pháp sau khi đã tốt nghiệp

Với diện thị thực này, bạn được phép sống, làm việc và học tập tại Úc trong 18 tháng, với những điều kiện sau:

– Bậc học: Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hoàn thành khóa học hai năm, hoặc 92 tuần học tại Úc.

– Trình độ tiếng Anh: Tương đương IELTS 6.0 (tối thiểu 5.0 cho mỗi kỹ năng)

– Đã đề cử cho một ngành nghề trong Danh Sách Tay nghề Ưu tiên Định cư Chiến lược Trung và Dài hạn (MLTSSL). Khóa học tại Úc phải có liên quan đến nghề nghiệp được đề cử và phải được cơ quan thẩm định có liên quan đánh giá là có kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp đó

Nếu bạn dự định xin visa 485 diện tay nghề, bạn cần có chứng chỉ hành nghề thuộc danh sách các công việc định cư tay nghề (SoL) do Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới cập nhật mỗi 6 tháng

  • Post-study work (Visa việc làm nghiên cứu)

Với diện thị thực này, bạn được phép sống, làm việc và học tập tại Úc trong vòng 2-4 năm tùy cấp độ học

Thời gian lưu trú phụ thuộc vào trình độ chuyên môn:

  • Bằng cử nhân (bao gồm cử nhân danh dự): 2 năm
  • Bằng thạc sĩ (coursework, extended): 2 năm
  • Bằng thạc sĩ (research): 3 năm
  • Bằng tiến sĩ: 4 năm

– Không yêu cầu ngành học phải liên quan đến ngành nghề được đề cử. Không yêu cầu đánh giá tay nghề

4.2 Visa tay nghề Úc

Cuối cùng, bạn cần xin visa tay nghề tạm trú để tiếp tục ở lại Úc làm việc và xin tiếp visa tay nghề thường trú để định cư. Nhóm các loại visa tay nghề Úc gồm có: subclass 189, subclass 491, subclass 190, subclass 191, subclass 482, subclass 186subclass 494.

4.3 Xin Permanent Residency

Sau một thời gian dài (>3 năm sống và làm việc liên tục tại Úc), bạn có thể xin PR

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ xác nhận nghề nghiệp, IELTS

Bước 2: Nộp đơn bày tỏ nguyện vọng EOI và xin bảo lãnh của tiểu bang/vùng lãnh thổ nơi bạn đang tạm trú. 

Bước 3: Nhận thư mời nộp hồ sơ xin thường trú

Bước 4: Chính phủ cấp visa 888A và bạn trở thành thường trú nhân Úc. 

Các bạn cần cô Linh tư vấn hoặc hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ xin visa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với page LINH UK GO GLOBAL hoặc trang cá nhân của cô Linh Nguyen nhé. 

Tìm hiểu thêm về các khóa học tiếng Anh liên hệ ngay qua fanpage IELTS LINHUK

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cô Linh có thể ghé kênh Youtube

#LINHUK #LINHUKGOGLOBAL #IELTSLINHUK