Nội dung bài viết
Trong thế giới ngày nay, khi mà công nghệ và dữ liệu lên ngôi, các bạn học sinh rất tập trung đầu tư phát triển các kỹ năng cứng và kiến thức mà họ tin rằng cần có để được tuyển vào đại học và tìm được việc làm, chẳng hạn như ngôn ngữ lập trình, khả năng phân tích dữ liệu hoặc thành thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên, để thành công ở đại học và trong bất kỳ lĩnh vực nghề nghiệp nào, các bạn học sinh sẽ cần sở hữu một số kỹ năng mềm nhất định để giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, thích ứng với các môi trường khác nhau và hiểu cách giao tiếp với người khác.
Trải qua nhiều năm làm việc với thanh thiếu niên, chúng tôi nhận thấy có 1 vài kỹ năng mềm là điều kiện tiên quyết giúp học sinh phát triển mạnh mẽ trong môi trường đại học và sau đại học. Sau đây là 6 kỹ năng mềm quan trọng nhất mà học sinh trung học phổ thông cần có để chuẩn bị cho tương lai:
1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân
Kỹ năng tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ về bản thân, bao gồm giá trị, niềm tin, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, mục tiêu,… Kỹ năng này giúp học sinh hiểu được mình là ai, mình muốn gì, mình có thể làm gì và mình cần gì. Từ đó, học sinh có thể xây dựng kế hoạch phát triển bản thân phù hợp, định hướng nghề nghiệp rõ ràng và đạt được thành công trong cuộc sống.
Một học sinh có sở thích về âm nhạc và có khả năng hát hay. Nếu học sinh đó hiểu rõ sở thích và khả năng của mình, thì bạn đó có thể lựa chọn tham gia các hoạt động âm nhạc, chẳng hạn như tham gia câu lạc bộ âm nhạc, đội nhóm ca hát, hay tham gia các cuộc thi âm nhạc. Từ đó, học sinh có thể phát huy tối đa khả năng của mình và đạt được thành công trong lĩnh vực âm nhạc.
Ngược lại một học sinh có điểm mạnh về tư duy logic và khả năng phân tích. Nếu học sinh đó hiểu rõ điểm mạnh của mình, thì có thể lựa chọn học tập các môn học liên quan đến toán học, khoa học, hay công nghệ. Từ đó, có thể phát triển khả năng tư duy logic và phân tích của mình.
Kỹ năng tự nhận thức bản thân có thể được rèn luyện thông qua các hoạt động sau:
- Tự viết nhật ký: Tự viết nhật ký là một cách hiệu quả để học sinh có thể suy ngẫm về bản thân, ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và mục tiêu của bản thân.
- Tham gia các hoạt động trải nghiệm: Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thể khám phá bản thân thông qua những trải nghiệm thực tế.
- Tham vấn với chuyên gia: Tham vấn với chuyên gia là một cách để học sinh có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong việc hiểu rõ bản thân.
2. Kỹ năng đặt mục tiêu hợp lý
Kỹ năng đặt mục tiêu hợp lý là khả năng xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, khả thi, có thời hạn và đo lường được. Kỹ năng này giúp học sinh có động lực để phấn đấu, tập trung vào những việc cần làm và đạt được thành công.
Để đặt mục tiêu hợp lý, học sinh cần lưu ý những điều sau:
- Xác định mục tiêu dựa trên sở thích, giá trị và khả năng của bản thân. Mục tiêu cần phù hợp với sở thích và giá trị của bản thân để học sinh có động lực thực hiện. Mục tiêu cũng cần nằm trong khả năng của bản thân để học sinh có thể đạt được.
- Lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Kế hoạch cần bao gồm các bước cần thực hiện, thời hạn hoàn thành và các nguồn lực cần thiết. Kế hoạch cụ thể sẽ giúp học sinh dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu và điều chỉnh khi cần thiết.
- Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu và điều chỉnh khi cần thiết. Học sinh cần thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu để đảm bảo đang đi đúng hướng. Nếu gặp khó khăn, học sinh cần điều chỉnh kế hoạch hoặc mục tiêu cho phù hợp.
Việc đặt mục tiêu hợp lý sẽ giúp học sinh có định hướng rõ ràng cho tương lai và đạt được thành công trong cuộc sống.
3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Với ưu điểm là tối ưu hóa hiệu suất làm việc, đồng thời giảm thiểu áp lực và cân bằng được giữa công việc, học tập trong đời sống thường ngày, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả sẽ có ích cho học sinh rất nhiều nếu được rèn luyện thường xuyên. Vì kỹ năng này giúp học sinh có khả năng sắp xếp và phân chia thời gian tốt hơn. Như vậy, các công việc sẽ được các em thực hiện một cách khoa học. Cũng như hạn chế được khả năng mất tập trung thường thấy ở độ tuổi này.
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả là khả năng sử dụng thời gian một cách hợp lý, tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Kỹ năng này giúp học sinh cân bằng được giữa học tập, giải trí và các hoạt động khác, tránh rơi vào tình trạng quá tải.
Để rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, học sinh có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Lập kế hoạch thời gian hàng ngày, hàng tuần: Đây là bước quan trọng nhất để quản lý thời gian hiệu quả. Kế hoạch thời gian sẽ giúp học sinh xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và thời hạn hoàn thành.
- Ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và cần thiết: Không phải tất cả các nhiệm vụ đều có mức độ quan trọng như nhau. Học sinh cần học cách ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để hoàn thành trước tiên.
- Sử dụng các công cụ quản lý thời gian: Có nhiều công cụ quản lý thời gian trên điện thoại, chẳng hạn như Calendar, Nox Ocean, myHomework Student Planner, Trello… Học sinh có thể sử dụng các công cụ này để giúp việc quản lý thời gian trở nên dễ dàng hơn.
- Tránh trì hoãn: Trì hoãn là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thể quản lý thời gian hiệu quả. Học sinh cần học cách tránh trì hoãn công việc bằng cách bắt tay vào làm ngay khi có thể.
4. Kỹ năng đối phó căng thẳng
Dưới áp lực học tập, căng thẳng là một phần tất yếu của đời học sinh. Kỹ năng đối phó căng thẳng là khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân trước những áp lực, thử thách. Kỹ năng này giúp học sinh giữ được tinh thần bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
Có nhiều cách để đối phó với căng thẳng, chẳng hạn như:
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng. Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một loại hormone có tác dụng giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
- Trò chuyện với người thân, bạn bè. Trò chuyện với người thân, bạn bè là một cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng. Chia sẻ cảm xúc với người khác sẽ giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
- Học cách thư giãn. Có nhiều cách để học cách thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, đi dạo,… Học cách thư giãn sẽ giúp học sinh giảm căng thẳng và giải tỏa mệt mỏi.
- Học cách chấp nhận. Học cách chấp nhận những điều không thể thay đổi sẽ giúp học sinh giảm căng thẳng và tập trung vào những điều có thể thay đổi.
Việc rèn luyện kỹ năng đối phó căng thẳng cần có thời gian và sự kiên trì. Học sinh cần bắt đầu từ những việc nhỏ và dần dần nâng cao kỹ năng của bản thân.
5. Kỹ năng làm việc nhóm
Đây được hiểu là khả năng hợp tác và làm việc tốt với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu chúng. Nghĩa là khi học sinh có kỹ năng này, các em sẽ có thể nâng cao được kỹ năng giao tiếp của mình. Đồng thời khả năng sáng tạo của các em cũng được thúc đẩy hơn khi được làm việc với nhiều bạn học khác. Chưa kể, vì cùng có một mục tiêu chung nên học sinh sẽ rèn luyện được tính kỷ luật. Thông qua đó mà phát triển thái độ và tinh thần làm việc nhóm của các em tốt hơn.
Dưới đây là một số cách để học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả hơn:
- Tham gia các hoạt động nhóm ở trường, lớp, câu lạc bộ, đội, nhóm,… các dự án học tập hoặc các hoạt động ngoại khóa. Các hoạt động này sẽ giúp học sinh có cơ hội thực hành các kỹ năng làm việc nhóm.
- Lắng nghe phản hồi từ người khác. Khi tham gia các hoạt động nhóm, học sinh nên lắng nghe phản hồi từ người khác. Phản hồi từ người khác sẽ giúp học sinh nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi làm việc nhóm.
6. Kỹ năng nói trước đám đông
Trong môi trường đại học và sau này, kỹ năng nói trước đám đông rất là quan trọng. Học sinh cần có khả năng khả năng truyền đạt ý tưởng, quan điểm của bản thân một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục, giúp họ làm chủ được thông tin và ý kiến của mình trước đám đông. Kỹ năng này giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, thuyết trình và thể hiện bản thân.
Để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông hiệu quả hơn, học sinh cần:
- Luyện tập nói trước gương hoặc với người khác. Đây là cách đơn giản và hiệu quả để học sinh rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông. Khi luyện tập, học sinh cần chú ý đến nội dung cần trình bày, ngôn ngữ, giao tiếp bằng mắt và sự tự tin.
- Tham gia các cuộc thi hùng biện, thuyết trình. Đây là cách tốt nhất để học sinh rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông trong môi trường thực tế. Khi tham gia các cuộc thi, học sinh sẽ được đánh giá bởi các thầy cô, chuyên gia và nhận được phản hồi hữu ích để nâng cao kỹ năng của bản thân.
Nếu cần thêm thông tin, các bạn hãy inbox page Facebook EEC Vietnam để đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về tâm lý giáo giục và hướng nghiệp tư vấn nhé!
Các bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ xin visa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với page LINH UK GO GLOBAL hoặc fanpage LINHUK nhé.
Tìm hiểu thêm về các khóa học tiếng Anh liên hệ ngay qua fanpage IELTS LINHUK